DIỆT MUỖI TẠI TPHCM

DIỆT MUỖI TPHCM | TPHCM BÙNG PHÁT BỆNH DO MUỖI NGÀY CÀNG MỘT NHIỀU DO ĐÂU?

Hàng ngày các bệnh do muỗi gây ra ngày càng nhiều và ngày càng nguy hiểm . Các công ty phun diệt muỗi cũng ngày một nhiều mà tác dụng của việc phun diệt muỗi cũng chưa thể ngăn chặn được hoàn toàn do muỗi gây ra.

NÊN DIỆT MUỖI CÓ TỔ CHỨC

Nguyên nhân do đâu mà muỗi ngày càng phát triển
Ngày nay trước sự phát triển của xã hội cùng với việc ngày càng có nhiều loại thực phẩm ra đời cùng với sự thiếu ý thức của con người như ăn uống vứt rác bừa bãi, không dọn dẹp vệ sinh nhà của thường xuyên... tạo điều kiện cho loài muỗi phát triển mạnh. Việc này gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ nhỏ cũng như gia đình chúng ta.
Điểm qua các bệnh mà do muỗi gây ra;
Viêm não nhật bản
Sốt rét
Sốt vàng ra
Sốt xuất huyết
....

I- Viêm não nhật bản 

Bệnh viêm não Nhật Bản là một nhiễm trùng của hệ thần kinh trung ương. Tuỳ theo vị trí giải phẫu học, người ta chia ra gọi là viêm não hay viêm màng não. Viêm não chủ yếu làm ảnh hưởng đến chức năng tri giác. Người bệnh có triệu chứng hôn mê hay co giật, kích thích.

Tác nhân truyền bệnh là muỗi Culicinea tritaeniorhyunchus, thường có ở nông thôn. Người là ký chủ trong chu trình truyền bệnh và thường trẻ em mắc bệnh nhiều hơn người lớn. Tỉ lệ tử vong từ 7-33% hay cao hơn nhưng tỉ lệ di chứng ngược lại với tỉ lệ tử vong . Với nhóm có tỉ lệ tử vong 33%, di chứng xuất hiện từ 3-14%. Ngược lại, với nhóm có tỉ lệ tử vong 7,4% thì di chứng lên đến 32%. Các bệnh nhân sống sót sau khi trải qua cơn cấp tính, 80% không có hy vọng hồi phục hoàn toàn. Các di chứng của bệnh thường là liệt dai dẳng, mất điều hòa trương lực, chậm phát triển trí tuệ và rối loạn tính cách.

Vì đây là bệnh do virus gây ra nên các hiểu biết bệnh học còn nhiều hạn chế. Việc điều trị dựa vào điều trị triệu chứng và tiêm phòng là chủ yếu.

II- Sốt rét;

Bệnh sốt rét còn có các tên gọi là bệnh sốt rét cơn, bệnh sốt rét rừng, bệnh sốt rét ngã nước. Trong sách đông y gọi là " ngược tật" hay " nghịch tật".

Bệnh sốt rét là một bệnh truyền nhiễm lưu hành ở địa phương (có thể phát thành dịch) do kí sinh trùng sốt rét Plasmodium gây nên. Bệnh truyền nhiễm theo đường máu, chủ yếu do muỗi Anophen (côn trùng trung gian) truyền bệnh, biểu hiện điển hình bằng những cơn sốt. Bệnh phát triển có chu kì: sơ phát, tái phát và có hạn định nếu không bị tái nhiễm. Bệnh gây miễn dịch đặc hiệu nhưng không tuyệt đối và là một trong những bệnh có thuốc điều trị đặc hiệu. đến nay, vẫn còn là một bệnh khó chữa.

III- Sốt Vàng Da

Là chứng bệnh sốt do siêu vi trùng thuộc họ Flaviviridae gây ra. Đây là một chứng bệnh sốt suất huyết quan trọng tại Châu Phi và Nam Mỹ mặc dầu hiện nay đã có vac-xin hiệu nghiệm.

Sốt vàng từng gây nhiều trận dịch tàn khốc, giết hại hàng trăm ngàn người. Trong thế kỷ 18, sốt vàng da lan tràn tại Pháp, ý, Tây Ban Nha và Anh. Vào thế kỷ 19, khoảng 300.000 người Tây Ban Nha chết vì sốt vàng. Trong thời kỳ cách mạng haiti năm 1802 gần nửa đội quân Pháp bị sốt vàng chết. Sốt vàng tiếp tục gây tử vong khắp nơi cho đến thế kỷ 20 khi khoa học khám phá ra bệnh lây do muỗi đốt và nghiên cứu được phương cách phòng chống bằng vắc-xin.

Cuộc tìm kiếm vắc-xin ngừa sốt vàng tốn rất nhiều công sức và hy sinh của nhiều người, trong đó có bác sĩ Cuba Carlos Finlay và bác sĩ Mỹ Walter read. Tuy vậy hiện nay vẫn còn nhiều nước chậm tiến chưa được chủng ngừa. Tổ chức Y Tế thế giới ước lượng trong năm 2005 200.000 người bị sốt vàng và 90.000 tử vong.

IV-  Sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết do muỗi vằn Aedes egypti truyền bệnh, có thể xuất hiện quanh năm nhưng phát triển nhiều về mùa mưa, vì muỗi sinh sản nhanh trong mùa này. Bệnh hay gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 10 tuổi. Sốt xuất huyết có thể lây lan thành dịch rất nhanh.

Người nhiễm virus Dengue do muỗi cái thuộc giống Aedes đốt. Muỗi Aedes aegypti là nguyên nhân chủ yếu ở hầu hết các khu vực bệnh lưu hành. Muỗi Aedes aegypti  hoạt động vào ban ngày và chỉ có muỗi cái mới đốt người và truyền bệnh. Khi muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm virus Dengue, virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8 đến 11 ngày. Trong khoảng thời gian sống còn lại sau đó, muỗi có nguy cơ truyền bệnh cho người. Khi virus vào cơ thể người, chúng tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian này nếu muỗi Aedes hút máu thì virus được truyền cho muỗi. Người là ổ chứa virus chính ngoài ra người ta mới phát hiện ở Malaixia có loài khỉ sống ở các khu rừng nhiệt đới cũng mang virus Dengue. Aedes aegypti có nguồn gốc từ châu Phi. Loài muỗi này dần dần lan tràn ra hầu hết các khu vực có khí hậu nhiệt đới đầu tiên là nhờ tàu thuyền và sau đó có thể cả máy bay nữa. Ngày này có hai dưới nhóm của Aedes aegypti là Ae. aegypti queenslandensis, một dạng hoang dã ở châu Phi không phải là vector truyền bệnh chính và Ae. aegypti formosus là muỗi sống ở khu vực đô thị vùng nhiệt đới và là vector truyền bệnh chính. Trong quá khứ, muỗi Aedes aegypti phải nhờ vào các vũng nước mưa để đẻ trứng. Tuy nhiên ngày nay quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ ồ ạt đang cung cấp cho muỗi những hồ nước nhân tạo để muỗi đẻ trứng dễ dàng hơn nhiều.

Aedes albopictus trước đây là vector truyền bệnh chính của Dengue và hiện nay vẫn còn là vector quan trọng ở Châu Á. Loài muỗi này gần đây đã lan tràn đến khu vực Trung Mỹ, Hoa Kỳ và tại đây muỗi này là nguyên nhân truyền bệnh quan trọng thứ hai. Trong khi muỗi Ae. aegypti formosus chủ yếu sống ở khu vực đô thị thì muỗi Aedes albopictus lại cư trú chủ yếu ở vùng nông thôn. Muỗi Aedes aegypti không truyền virus cho trứng trong khi muỗi Aedes albopictus thì có khả năng này.
Cách phòng ngừa không bị bệnh do muỗi như thế nào .
Mỗi bệnh do một loại muỗi truyền khác nhau, nhưng đều giống nhau ở cơ chế: muỗi hút máu người ốm mang theo mầm bệnh, sau đó chúng đốt người lành và truyền mầm bệnh cho họ. Mầm bệnh phát triển trong cơ thể người và gây bệnh.

Bệnh do muỗi truyền có thể gây dịch trong cộng đồng. Người mắc bệnh có thể tử vong, mang di chứng, hoặc bị giảm sút khả năng lao động…

Biện pháp phòng chống tốt nhất là: diệt muỗi, diệt bọ gậy, chống muỗi và bảo vệ người lành.

Có thể diệt muỗi bằng nhiều cách: hun khói, quạt gió, bẫy đèn, vợt muỗi, hương muỗi, phun hóa chất, phát quang bụi cây gần nhà, khơi thông cống rãnh, không để nước đọng quanh nhà.

Thả cá trong các chum, vại, bể đựng nước, bể cảnh… để diệt bọ gậy. Đổ hết nước đọng trong các dụng cụ phế thải để loại bỏ nơi muỗi đẻ, không có chỗ cho bọ gậy phát triển.

Chống muỗi đốt bằng cách tẩm màn bằng hóa chất diệt muỗi, thường xuyên ngủ màn, ngủ màn cả khi ngủ ban ngày và ngủ màn khi đi nương rẫy. Mặc quần áo dài khi lao động, bảo vệ không để trẻ em bị muỗi đốt khi chơi ngoài vườn hoặc lúc chập tối.

Xây dựng nếp sống vệ sinh. Giữ cho nhà ở thoáng mát, treo mắc quần áo, sắp xếp đồ dùng trong nhà ngăn nắp để loại bỏ nơi muỗi đậu. Xây chuồng gia súc xa nhà ở. Thường xuyên vệ sinh, tẩy uế, tạo thông gió cho các chuồng trại chăn nuôi.

Những người vừa đi về từ vùng có bệnh sốt rét, sốt xuất huyết mà thấy xuất hiện sốt, hoặc những người sốt thành cơn có rét run, sốt cao đột ngột, sốt kèm theo có nốt xuất huyết trên da… cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám bệnh. Người đã mắc bệnh sốt rét cần định kỳ kiểm tra sức khoẻ và thực hiện đúng lời khuyên của thầy thuốc.



  • VĂN PHÒNG (PV/ TPHCM VÀ CÁC TỈNH NHƯ- ĐỒNG NAI - LONG AN- BINH DƯƠNG)
  • ĐC: 1847 (Số cũ 32A) Đường QL 1A  , Phường Đông Hưng Thuận ,Quận 12, TP.HCM
  • ĐT: 0862 765 105   - Hotline : 0976 189 661
  • Email: dietmoi12h@gmail.com

Đăng nhận xét